Người anh hùng Beowulf

Chàng là người anh hùng bước ra từ sử thi cùng tên nổi tiếng của . Beowulf là một chiến binh sinh trưởng ở vùng Geats, nay thuộc Thụy Điển. Thông thường, Beowulf là một con người điềm tĩnh, có phần hiền lành và ưa thích hòa bình, nhưng khi sức mạnh và chiến ý bộc phát, chàng có thể một tay địch lại 30 người đàn ông khỏe mạnh.

Chiến công vang dội nhất của Beowulf là cuộc hành trình của chàng và những đồng đội (mười bốn hiệp sĩ giỏi nhất) đến Đan Mạch (Denmark) để giúp đức vua Hrothgar tiêu diệt con quái vật Grendel đang quấy phá vương quốc này. Grendel rất căm ghét những âm thanh vui tươi, tiếng cười nói ca hát của mọi người. Vì vậy, một đêm nọ, nó đã tấn công vào đại điện Heorot, giết chết và ăn thịt nhiều chiến binh của vua Hrothgar. Chưa vừa ý với thành tích này Grendel trở lại Heorot hoành hành dân chúng liên tiếp mười hai năm làm dân chúng hãi sợ tột cùng. Các hiệp sĩ của vua Hrothgar đều thất bại hoặc bỏ trốn. Hrothgar dâng lễ vật cho quái vật để cầu hòa nhưng chẳng có kết quả tốt đẹp.

Vua Hrothgar không biết người hùng vô danh này là ai mà dám nhận nhiệm vụ khó khăn này, nhưng ông vẫn chào đón chàng ta bằng một bữa tiệc trọng thể. Sau đó, khi màn đêm buông xuống, nhà vua giao lại công việc cho .

Đúng theo thói quen đi kiếm ăn trong 12 năm qua, Grendel rời đầm lầy và mò đến sảnh Heorot, mở cửa rồi ăn ngấu nghiến một người trong nhóm những người Geat đang ngủ say.

Beowulf cho quân mật kích Grendel và dùng tay không xé toạc cánh tay của nó. Bị thương nặng, Grendel lết xác tới đầm lầy và chết ở nhà nó.

Ngày hôm sau, các chiến binh đến Heorot, họ nhìn thấy người Geat vẫn còn sống cùng cánh tay của con quái vật. Vua Hrothgar rất mừng, ông bèn cho mở tiệc ăn mừng cũng như ban thưởng hậu hĩnh cho Beowulf.

Sau khi Beowulf giết chết Grendel, mẹ của Grendel tấn công cung điện để trả thù. Mụ lén vào cung bắt cóc một hiệp sĩ thân tín nhất của vua Hrothgar mang về động rồi giết chết. Một lần nữa, Beowulf đem quân tấn công sào huyệt của mụ. Beowulf và mẹ của Grendel giao chiến, cuối cùng nữ quái vật cũng bị chém đầu bởi thanh gươm của người dũng sĩ.

Thắng trận, Beowulf trở về quê nhà Geatland ở Thụy Điển và được tôn lên làm vua của xứ này. Xứ sở yên bình thịnh vượng cho tới 50 năm sau trận chiến với mẹ con quái vật Grendel của Beowulf, một gã nô lệ trong vương quốc đánh cắp chiếc chén vàng từ sào huyệt của rồng là hang rồng Earnaness, khiến cho con quái thú bừng tỉnh khỏi giấc ngủ dài, phun lửa đốt cháy làng mạc và thành quách (Smaug, khụ khụ!!!).

Để cứu dân, tuy tuổi đã cao sức đã yếu Beowulf cho đúc một cái khiên sắt và dẫn mười một hiệp sĩ đi tìm giết con rồng. Beowulf nhanh chóng bị con rồng áp đảo, binh lính hoảng sợ chạy toán loạn, để lại chỉ mình Beowulf và tùy tướng Wiglaf giao chiến với con rồng. Cây gươm của Beowulf không chém nổi da rồng và nó ngoạm cổ Beowulf. Trong lúc con rồng bận bịu với Beowulf, Wiglaf dùng gươm đâm vào bụng rồng và giết chết nó nhưng Beowulf cũng tạ thế. Người anh hùng Beowulf tử thương trong cuộc chiến. Sau khi ông chết, con cháu đã mai táng ông trong một gò đất ở Geatland.

Thiên sử thi khép lại với tang lễ cùng lời than khóc cho Beowulf.

Huyền thoại về những chiến công của Beowulf vẫn mãi mãi được truyền tụng trên mảnh đất này.

Beowulf (/beɪ.ɵwʊlf/, trong tiếng Anh cổ, [beːo̯wʊlf] hay [beːəwʊlf]) là nhan đề của một trường ca tiếng Anh trung đại bao gồm 3182 dòng thơ lặp âm dài, bối cảnh ở Scandinavia. Bài thơ đầy đủ còn lại trong bản thảo tên Nowell Codex đặt tại Thư viện Anh quốc. Tác phẩm này của một nhà thơ vô danh Anglo-Saxon trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 8 và những năm đầu thế kỷ 11. Năm 1731, bản thảo đã bị hư hỏng nặng vì một đám cháy quét qua Ashburnham House tại London, nơi lưu trữ bộ sưu tập các bản thảo thời Trung cổ do Sir Robert Bruce Cotton tổng hợp. Trong bảy thế kỷ đầu tiên, sự tồn tại của Beowulf đã không gây ấn tượng với các nhà văn và học giả: bên cạnh một đề cập ngắn gọn trong một danh sách Humfrey Wanley lập ra năm 1705, tác phẩm đã không được nghiên cứu cho đến cuối thế kỷ 18, và không được công bố toàn bộ cho đến khi Johan Bulow đã tài trợ cho bản dịch ra tiếng Latin năm 1815 của học giả Iceland-Đan Mạch Grímur Jonsson Thorkelin. Sau một cuộc tranh luận căng thẳng với Thorkelin, Bulow đồng ý tài trợ cho một bản dịch mới của NFS Grundtvig – lần này dịch ra tiếng Đan Mạch. Kết quả, Bjovulfs Drape (1820), là bản dịch ra ngôn ngữ hiện đại đầu tiên của Beowulf.


Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.

Leave a Comment