Linh thú Trầm Nê Ngư

Trầm Nê Ngư là loại linh thú thuộc Ngư Bộ, trong tiếng Hán, “trầm” có nghĩa là chìm đắm, “nê” là bùn lầy. Chúng xuất hiện ở bất kể nơi nào có chúng sinh đang chìm đắm trong thất tình lục dục. Trong , chúng sinh vì vướng phải ba độc: tham, sân, si mà đời đời kiếp kiếp trầm luân khổ ải. Vì khởi các niệm tham, sân, si mà xung quanh mình toát ra vô vàn ám khí. Nói đến đây lại phải nhắc đến một câu chuyện từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một buổi sáng trong lành, Đức Phật thức dậy từ rất sớm, ngài tản bộ xung quanh tinh xá, tình cờ con chim trên cây đang ăn trái bay xuống đậu lên vai Ngài mà hót. Đúng lúc đó, đến tìm Thế tôn có việc cần nói, tôn giả vừa đi đến con chim lập tức bay đi, thế nhưng khi Thế tôn bước ra xa tôn giả thì chim lại bay về đậu trên vai. Anan vô cùng thắc mắc, Thế tôn dạy rằng: “Ông tuy đời này sớm giác ngộ chánh pháp nhưng vì những đời trước có gieo nghiệp sát, ám khí từ kiếp trước đến nay vẫn còn quanh quẩn theo mình thế nên chim mới sợ hãi mà bay mất”.

Như vậy, do chúng sinh tạo nhiều ác nghiệp mà tích tụ vô số ám khí quanh mình. Một trong các loại ám khí có tên gọi là trầm nê khí_loại khí của dục tính. Trầm Nê Ngư chính là sự tích tụ của trầm nê khí ở khắp ba ngàn thế giới mà thành, nói cách khác, nó chính là hiện thân của dục khí khắp mọi nơi.

Trầm Nê Ngư được miêu tả có thân hình to dài, xám xịt, trông tựa như loài lươn, chạch. Trầm Nê Ngư không giống các loài thủy tộc khác, chúng không sống ở các hà lưu hải vực mà tụ thành bầy tụ tập ở nơi tăm tối. Đặc biệt, chúng thường quấn mình trên khe cửa, bình phong, cột chèo của chùa chiền, đền miếu_nơi mà con người ta cần trút bỏ tạp niệm để lắng lòng thanh tịnh, chúng sẽ đến gần hấp thụ tạp khí của con người để họ hoàn toàn “sạch sẽ” mà diện kiến thần phật. Đối với những người đi theo con đường tu tập, nếu đang hành thiền hay tụng kinh mà phát khởi trầm nê niệm, chúng sẽ đến hấp thụ hết trầm nê khí, người đó không còn vướng mắc thất tình lục dục sẽ thoải mái mà tu tập. Nhưng nếu người đó được hấp tụ hết trầm nê khí xong mà trên người vẫn còn vướng những sợi tơ dục chứng tỏ vẫn còn ham muốn sẵn sàng phát khởi, chúng sẽ vì vậy mà ở lại để háp thụ thêm, người đó sẽ bị lây nghiễm trầm nê của chúng mà dục tính càng tăng cao hơn.

Trầm Nê Ngư không chỉ tồn hại ở hạ giới mà ở các tầng trời cũng có, tuy chư Thiên là những vị đã đắc đạo được thăng thiên hưởng khoái lạc thế nhưng vẫn có vướng mắc một ít dục niệm. Chỉ cần họ sơ suất phát khởi, chúng từ những áng mây đen sẽ tìm đến hấp thụ, vị đó ngay lập tức sẽ bị rơi xuống hạ giới tiếp tục trầm luân khổ ải.

Trong tiếng Hán, “trầm” có nghĩa là trìm đắm, “nê” là bùn lầy. Trầm Nê Ngư là loại linh thú thuộc Ngư Bộ, chúng xuất hiện ở bất kể nơi nào có chúng sinh đang chìm đắm trong thất tình lục dục. Trong Phật Giáo, chúng sinh vì vướng phải ba độc: tham, sân, si mà đời đời kiếp kiếp trầm luân khổ ải. Vì khởi các niệm tham, sân, si mà xung quanh mình toát ra vô vàn ám khí. Nói đến đây lại phải nhắc đến một câu chuyện từ thời . Một buổi sáng trong lành, Đức Phật thức dậy từ rất sớm, ngài tản bộ xung quanh tinh xá, tình cờ con chim trên cây đang ăn trái bay xuống đậu lên vai Ngài mà hót. Đúng lúc đó, Anan tôn giả đến tìm Thế tôn có việc cần nói, tôn giả vừa đi đến con chim lập tức bay đi, thế nhưng khi Thế tôn bước ra xa tôn giả thì chim lại bay về đậu trên vai. Anan vô cùng thắc mắc, Thế tôn dạy rằng: “Ông tuy đời này sớm giác ngộ chánh pháp nhưng vì những đời trước có gieo nghiệp sát, ám khí từ kiếp trước đến nay vẫn còn quanh quẩn theo mình thế nên chim mới sợ hãi mà bay mất”.

Như vậy, do chúng sinh tạo nhiều ác nghiệp mà tích tụ vô số ám khí quanh mình. Một trong các loại ám khí có tên gọi là trầm nê khí_loại khí của dục tính. Trầm Nê Ngư chính là sự tích tụ của trầm nê khí ở khắp ba ngàn thế giới mà thành, nói cách khác, nó chính là hiện thân của dục khí khắp mọi nơi.

Trầm Nê Ngư được miêu tả có thân hình to dài, xám xịt, trông tựa như loài lươn, chạch. Trầm Nê Ngư không giống các loài thủy tộc khác, chúng không sống ở các hà lưu hải vực mà tụ thành bầy tụ tập ở nơi tăm tối. Đặc biệt, chúng thường quấn mình trên khe cửa, bình phong, cột chèo của chùa chiền, đền miếu_nơi mà con người ta cần trút bỏ tạp niệm để lắng lòng thanh tịnh, chúng sẽ đến gần hấp thụ tạp khí của con người để họ hoàn toàn “sạch sẽ” mà diện kiến thần phật. Đối với những người đi theo con đường tu tập, nếu đang hành thiền hay tụng kinh mà phát khởi trầm nê niệm, chúng sẽ đến hấp thụ hết trầm nê khí, người đó không còn vướng mắc thất tình lục dục sẽ thoải mái mà tu tập. Nhưng nếu người đó được hấp tụ hết trầm nê khí xong mà trên người vẫn còn vướng những sợi tơ dục chứng tỏ vẫn còn ham muốn sẵn sàng phát khởi, chúng sẽ vì vậy mà ở lại để háp thụ thêm, người đó sẽ bị lây nghiễm trầm nê của chúng mà dục tính càng tăng cao hơn.

Trầm Nê Ngư không chỉ tồn hại ở hạ giới mà ở các tầng trời cũng có, tuy chư Thiên là những vị đã đắc đạo được thăng thiên hưởng khoái lạc thế nhưng vẫn có vướng mắc một ít dục niệm. Chỉ cần họ sơ suất phát khởi, chúng từ những áng mây đen sẽ tìm đến hấp thụ, vị đó ngay lập tức sẽ bị rơi xuống hạ giới tiếp tục trầm luân khổ ải.


Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.

Leave a Comment