Một ngày kia, ở vườn , trước một số đông đệ tử, trong đó có vua (Vimbasana) Bình Sa Vương và Hoàng tử A Xà Thế (Ajâtacatrou) Đức Phật bố thí Pháp, Ngài nói:
– Hỡi các đệ tử, nghe và suy ngẫm ta nói:
“Dùng mưu mô xảo trá để mưu đồ một việc gì, không bao giờ thành công. Ác nghiệt, bạo tàn, chỉ đem lại kết quả thảm khốc”.
Ðể chứng minh câu hỏi đó, ta kể cho các đệ tử nghe một câu chuyện sau này ta đã chứng kiến.
Trong một tiền thân ta xưa kia, ta là một vị thần ở một cổ đại thụ. Cổ đại thụ mọc trên một khoảng đất, hai bên có 2 cái đầm: một cái nhỏ xấu, một cái lớn nom rất ngoạn mục. Trong cái đầm nhỏ có rất nhiều cá, cái lớn sen mọc che kín mặt nước.
Gặp một năm, trời làm tiêu khô, hạn hán, cái đầm nhỏ nước cạn gần hết, trái lại cái đầm lớn có sen phủ, không bị cạn, nước lúc nào cũng mát rượi.
Tình cờ một con cò đi ngang qua đó, nom thấy trong đầm nhỏ nhiều cá vô kể. Nó đứng lại, co một chân lên suy nghĩ:
“Cá nhiều thế này, tuyệt quá, nhưng giống này lanh lắm, đụng vào, chúng sẽ lủi bằng hết, vị tất đã bắt được con nào. Ta không nên kinh động, phải lập mưu mà tỉa dần”.
Nhưng nghĩ cũng ái ngại cho chúng, chen chúc nhau trong bùn nóng, nếu chúng được sang bên đầm bên kia, chúng được vẫy vùng, sung sướng lắm.
Trong đàn cá, có một con thấy Cò có một dáng điệu kỳ khôi, co một giò, đứng hàng giờ không nhúc nhích, như một tu sĩ quán thiền nhập định bèn hỏi:
– Tôn ông chắc có điều gì thắc mắc mà trầm tư mặc tưởng lâu thế?
– Ðúng thế em ạ, nom thấy các em, anh không khỏi mủi lòng, nghĩ thân phận của các em anh rất lo và ái ngại.
– Tại sao Tôn ông nói lo và ái ngại cho chúng em?
Cò nói:
– Các em không thấy ư? Nước cạn gần hết, nếu trời cứ nắng như thế này, chẳng mấy lúc nước cạn hết, lúc đó các em sẽ ra sao, các em không nghĩ đến điều đó à? Các em sẽ chết khô hết. Nghĩ thế nên ta không cầm nổi nước mắt.
Ðàn cá nghe cò nói, hoảng cả lên, đứng khấu đầu trước vị cứu tinh, năn nỉ:
– Tôn ông ơi, Tôn ông có mưu chước gì tế độ, giúp chúng em thoát khỏi cảnh hiểm nghèo này không?
Cò làm bộ nét mặt rầu rầu, vờ đứng suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi nói:
– Anh suy nghĩ đã nhiều, chỉ có một kế này có thể cứu các em trong tình trạng nguy ngập này.
Ðàn cá chen lấn nhau, lắng tai, cố nghe cho rõ, Cò nói:
– Ở gần đây có một cái đầm tuyệt đẹp, rộng lớn hơn cái này nhiều, sen mọc phủ đầy đầm, nước vì thế không cạn. Các em di cư sang ở bên đó, anh lấy mỏ cắp từng em một chuyển sang, chỉ có cách đó mới có thể thoát được cảnh hiểm nghèo thập phần nguy ngập này.
Ðàn cá nhiệt liệt hoan hô tán thưởng. Bỗng có một con Cua la lớn:
– Thật từ thuở lọt lòng mẹ tôi ra đến bây giờ, chưa bao giờ thấy có chuyện kỳ khôi như thế này!
Ðàn cá nhao nhao lên chất vấn con Cua:
– Chú mày lạ cái gì? Lạ làm sao?
Cua trả lời:
– Từ khai thiên lập địa đến giờ, có thuở nào Cò thương hại bọn Cá, Cua chúng mình. Chỉ khi nào nó đói, nó mới mò mẫm hỏi thăm anh em mình.
Cò làm ra bộ nhân đức, nghĩa hiệp xen vào:
– Chú Cua ơi! Lời nói của chú thất đức, tội quá, chú gieo rắc sự nghi kỵ, để cả bọn này chết thảm, chết nhục hay sao? Anh chỉ tâm tâm niệm, cố làm sao cứu được các em trong lúc này là anh sung sướng, anh không có tà tâm, ác ý nào.
Quay về đàn cá, Cò nói:
– Lòng anh trong trắng, các em không nên nghi kỵ, phụ lòng. Muốn rõ hư thực, hãy cứ chỉ định một em, anh quắp sang bên kia đi chơi ít lâu rồi anh lại quắp về. Em đó sẽ tường thuật lại, các em sẽ rõ, lời anh nói, việc anh làm có đúng không.
Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.