Cổ ngữ Rune

Chữ Rune là loại chữ được người Viking ở Scandinavia sử dụng. Đây là loại chữ chỉ sử dụng nét thẳng. Nó có 24 ký tự (như bảng chữ cái Anh hiện đại nhưng không có w, j, x, k, u). Đến thế kỷ X, bảng giảm xuống còn 16 ký tự. Việc này làm cho chữ v có thể đọc thành u, v, oo,… Đến thế kỷ XX, một số người vẫn còn tin vào chữ rune dành cho thần lùn Viking. Hiện loại chữ cũng như tiếng Na Uy cổ vẫn chưa được giải chi tiết.

Đầu tiên, ký tự Runes được sử dụng như bảng chữ cái thông dụng của người Đức. Ngoài chức năng trong việc viết lách, chữ Runes ngày càng phổ biến vì có nhiều ý nghĩa. Mỗi ký tự đại diện cho một chữ tượng hình, có một ý nghĩa riêng về nguyên tắc của vũ trụ, quyền lực bí ẩn. Ký tự Runes có nghĩa là “” và “bí mật” hoặc “bí ẩn”. Ban đầu thì được nghĩ đơn giản là “một lời nhắn”.

Mỗi ký tự đều ám chỉ một triết lý sâu sa, và luôn gắn liền với âm thanh. Ví dụ như chữ T-rune (hay Tiwar trong tiếng Proto-Germanic), đặt theo tên thần Tyr. Ký tự này dường như là điềm lành trong chiến tranh, người ta thường khắc lên vũ khí trước khi ra trận. Hình như T-rune là hình mũi tên hướng lên trên.

Ngoài ra, ký tự Runes còn được gọi là Futharks. Ký tự hay được khắc trên đá, gỗ, vũ khí, xương, kim loại, bùa… hiếm khi được viết bằng bút trên da thuộc, giấy… Điều này khiến Runes trở nên phù hợp với mọi hoàn cảnh, môi trường. Tài liệu về ký tự này nay vẫn còn tồn tại ở một số nước như Na Uy, Anh, Iceland… Qua nhiều thế kỷ, số lượng chữ Runes hình như đang tăng lên bất ngờ với nhiều ký tự mới. Cũng có không ít người cách điệu mẫu chữ Runes bình thường lên, tạo ra một hình ảnh mới đẹp và thẩm mĩ hơn.


Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.

Leave a Comment