Nhân sư Sphinx, sinh vật vốn là một con quỷ với đầu và bộ ngực phụ nữ, thân của sư tử, cánh của đại bàng, và chót đuôi rắn. Sphinx dịch ra trong tiếng Ả Rập nghĩa là “Cha đẻ của nỗi sợ hãi”.
Sphinx được miêu tả là một sinh vật độc ác, xảo trá và tàn nhẫn. Những người không trả lời được câu hỏi của nó sẽ bị giết và ăn thịt. Theo người Ai Cập, Sphinx có thể là đàn ông (Androsphinx) hoặc đàn bà, nhân từ hơn bên Hy Lạp. Dù sao, Sphinx của các nước luôn giữ nhiệm vụ canh gác đền thờ.
Theo thần thoại Hy Lạp, Sphinx là con của và Orthus, hoặc Orthus và Chimera. Theo những thần thoại khác, nhân sư là con của Echidna và Typhon.
Sphinx được cho là người gác cổng thành Thebes, nó ở đấy, chờ khách đi qua và đặt ra một câu đố bí hiểm cho ai muốn vào thành. Câu đố chính xác của Nhân sư không được những người thời cổ kể lại rõ trong các câu chuyện của họ, và không được tiêu chuẩn hoá như câu đố dưới đây thời kỳ cuối lịch sử Hy Lạp
Câu hỏi nổi tiếng của Sphinx nay ta vẫn hay hỏi nhau là: “Sinh vật có một tiếng nói, bốn chân vào buổi sáng, hai chân vào buổi chiều, ba chân vào buổi tối”. Trả lời sai sẽ bị Sphinx ăn thịt. Nhà vua đã trả lời đúng. Sphinx đặt câu thứ hai: “Hai chị em, một sinh ra thì một qua đời, họ là ai?” Oedipus đã trả lời đúng lần thứ hai, và Sphinx giận quá, đã tự sát bằng cách tự ăn thịt chính mình.
Truyền thuyết cho rằng Hera hay Ares đã phái Nhân sư từ Ethiopia (người Hy Lạp luôn nhớ về nguồn gốc nước ngoài của Nhân sư) tới Thebes nơi nó sẽ hỏi tất cả mọi người đi qua câu đố nổi tiếng nhất trong lịch sử: “Sinh vật nào buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi hai chân và buổi chiều đi ba chân, và khi nó càng có nhiều chân thì nó càng yếu?” Nhân sư bóp cổ ăn thịt tất cả những người không thể trả lời. Oedipus đã giải được với câu trả lời như sau: Con người – bò bằng hai tay hai chân khi là trẻ con, sau đó đi trên hai chân khi trưởng thành, và chống gậy đi khi đã già.
Một số nguồn khác ít ỏi khác cho rằng, có một câu đố thứ hai: “Có hai chị em: một người sinh ra người kia và người kia lại sinh ra người này.” (trả lời: ngày và đêm, cả hai từ đều là giống cái trong tiếng Hy Lạp)
Câu đố của nhân sư khi được giải, nó tự lao mình xuống thềm đá và chết. Một phiên bản khác nói rằng nó tự ăn thịt mình. Vì thế Oedipus có thể được công nhận là một nhân vật “liminal” hay giới hạn, giúp tạo ra sự chuyển tiếp giữa tôn giáo cũ đại diện bởi cái chết của Nhân sư, và sự trỗi dậy của cái mới, các vị thần Olympia.
Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.