Thượng cổ Long thần Chúc Long

Chúc Long (Chúc Âm, Trác Long) là một vị thần cực kì cổ xưa trong thần thoại Trung Hoa. Ông đã ở đó từ thuở Bàn Cổ khai thiên lập địa. Ông có thân rồng mặt người, dài hàng nghìn trượng, vảy đỏ rực, mắt sáng trưng, miệng ngậm một cây đuốc. Thời sơ khai, Chúc Long chính là vị thần duy trì thế gian. Ông mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm, thở ra thành gió, luân chuyển bốn mùa.

Về sau,khi mặt trời,mặt trăng dần ổn định, Chúc Long lui về ẩn trong núi Ưng Vũ ở cổng U Đô (địa phủ) nơi tận cùng phương Bắc. Thần lực tỏa ra từ ông là nguồn sáng duy nhất cho cõi âm ty tăm tối. Về sau khi Hậu Nghệ bắn rụng chín mặt trời, thì hồn của chúng chầu về dưới chỗ Chúc Long. Ông ra lệnh chín mặt trời luân phiên chiếu sáng địa phủ. Sau đó, Chúc Long chìm vào giấc ngủ

Nhiều năm sau, nạn đại hồng thủy xảy ra. Cổn, một vị quan có huyết thống thần linh được lệnh đi trị thủy. Cổn biết rằng ở núi Ưng Vũ của Chúc Long có một loại đất tên là Tức Nhưỡng, có thể tự sinh sôi, liền tính dùng nó đắp đê ngăn nước. Cổn bèn tranh thủ lúc Chúc Long say ngủ, đến lấy một nắm Tức Nhưỡng mang về.

Nhưng Tức Nhưỡng vốn là báu vật của thiên đình, không được tùy tiện sử dụng. Cổn bị giáng tội, và bị hỏa thần Chúc Dung giết chết, xác dạt đến núi Ưng Vũ. Xác Cổn nằm đó ba năm nhưng hồn không lìa khỏi xác, thi thể cũng không thối rữa, bụng lại phình to như đàn bà chửa. Một con quạ đen – thú nuôi của Chúc Long – bèn đánh thức thần dậy. Chúc Long dùng dao thần mổ bụng Cổn, tức thì từ đó bay ra một con rồng nhỏ một sừng. Bản thân xác Cổn thì hóa thành một con giao long lao xuống vực (có bản ghi là gấu, có bản ghi là ba ba). Còn con rồng nhỏ một sừng đó hóa thành một đứa trẻ. Đứa trẻ đó sau này chính là Đại Vũ- người mở đầu cho triều đại nhà Hạ- triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.


Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.

Leave a Comment