Truyền thuyết “Long Sinh Cửu Tử”

Bị hí 

(tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui) là con trưởng của rồng – linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Bị hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá…

Li vẫn

(còn gọi là si vẫn) – con thứ hai của rồng, là linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài… ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.

Bồ lao 

Con thứ ba của rồng, là linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

Bệ ngạn

(còn gọi là bệ lao, hiến chương) là con thứ tư của rồng, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Thao thiết 

con thứ năm của rồng, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Công phúc 

con thứ sáu của rồng, là linh vật thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ muôn dân.

Nhai xế 

Con thứ bảy của rồng – là linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh, thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm, xà… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Toan nghê

(còn gọi là kim nghê) – con thứ tám của rồng – linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút. Toan nghê được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Tiêu đồ

(còn gọi là phô thủ) – con thứ chín của rồng – là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
Ngoài chín con nói trên, gia đình rồng còn có một số linh vật khác như: tù ngưu – linh vật giỏi về âm nhạc; trào phong – linh vật được gắn trên nóc nhà ngụ ý chống cháy và thị uy kẻ xấu (giống li vẫn); phụ hí – linh vật bảo vệ bia mộ.

Tù ngưu

Loài Tù ngưu có hình dạng như một con rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Nó vốn ham mê âm nhạc, nên hay ngự trên đầu dóng đàn để thưởng thức âm nhạc. Vì thế người xưa hay dùng hình tượng tù ngưu để trang trí cho cây đàn. Sách Kí long sinh cửu tử của Lí Trần Dương đời Minh có ghi: “Tù ngưu, long chủng, bình sinh hiếu âm nhạc, kim hồ cầm đầu thượng khắc thú thị kì di tượng.” (Tù ngưu là giống rồng, bình sinh thích âm nhạc, nay hình khắc loài thú trên đầu hồ cầm là hình ảnh của nó).

Trào phong 

Trào phong có hình dạng như loài thú. Sách Thăng am ngoại tập ghi: “Trào phong, binh sinh hiếu hiểm, kim điện giác tẩu thú thị kì di tượng” (Trào phong là loài bình sinh thích sự nguy hiểm, nay loài thú chạy ở góc mái cung điện là hình ảnh của nó). Nó không chỉ thích sự nguy hiểm mà còn thích nhìn ra xa, nên thường chọn chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc… làm chỗ leo trèo hoặc đứng nhìn. Vì thế, nó thường được chạm khắc ở những vị trí ấy với ngụ ý chống hoả hoạn và răn đuổi yêu ma.

Ngoài ra, hình tượng Trào phong trên góc mái còn tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo giá trị trang trí đẹp mắt và uy nghi. Trên nóc nhà hoặc cung điện, lăng tẩm… Trào phong đứng đầu trong mười loài (theo thứ tự là Rồng (tức Trào phong), Phượng, Sư tử, Thiên mã, Hải mã, Toan nghê, Háp ngư, Giải trãi, Đấu ngưu và Hành thập). Tuy nhiên, ngoại trừ điện Thái hòa trong Tử cấm thành ơ Trung Quốc có đủ mười loài trên góc mái, các công trình kiến trúc khác tùy theo địa vị mà cao thấp mà có số con vật trên góc mái nhiều ít khác nhau.

Phụ hí

Nó có hình dáng như rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Tương truyền, nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, khi trang trí bia đá, người ta thường khắc một đôi Phụ hí cân đối phía trên trán bia.

Tỳ Hưu

đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Loại Tỳ Hưu hai sừng là loài chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được cho là con vật giữ tài lộc hay còn gọi là Thiên Lộc. Khi đó Tỳ Hưu có đặc điểm miệng to, ngực to, mông to nhưng không có hậu môn (chỉ để hút vào mà không làm mất đi cái gì). Nếu thỉnh một cặp Tỳ Hưu thì con cái là Tỳ, con đực là Hưu.
Tu Lỳ là kiện tác của Tỳ Hưu, với tư thế cuộn tròn, lưỡi cong, răng sắc đón lộc và giữ của. Khi mua Tỳ Hưu rất dễ bị nhầm thành Chó Trời , không hề có tác dụng tốt cho gia chủ.
Tỳ Hưu cũng có đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tỳ Hưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà.

Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ – Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).

Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế).
Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông”.

Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động đá tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy.


Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.

Leave a Comment