Sau khi nhập Niến Bàn, tại Câu Xá Hi có một ông già nhờ Ngài A Thù hướng dẫn thấu triệt đựơc giáo pháp nên thường cúng dường chư .
Ông Trưởng giả ấy có một người con và một người cháu kêu bằng cậu. Khi ông Trưởng giả gần lâm chung, mời Ngài A Thù đến chỉ chỗ cất vàng bạc và thưa với Ngài A Thù rằng:
– Sau khi con qua đời, hai đứa nhỏ này, đứa nào tín mộ Phật – Pháp thì Ngài chỉ chỗ cất của báu đó cho nó…
Vị Trưởng giả ấy thưa xong liền trúc hơi thở cuối cùng!
Sau một thời gian khi hai đứa trẻ thành niên, Ngài A Thù xét thấy đứa cháu của ông Trưởng giả lại mến mộ Phật – Pháp, còn đứa con ông ta lại hoang nghịch nên Ngài A Thù kêu người cháu của ông ta đến chỉ chỗ chôn cất của báu ấy.
Con ông Trưởng giả nghe được việc đó, liền đến Ngài A Nan hỏi:
– Của cha mẹ để lại, ai được hưởng?
Ngài A Nan trả lời:
– Dĩ nhiên là con của người ấy được hưởng!
Con ông Trưởng giả liền thưa lại rằng:
– Như vậy tại sao của cha tôi để lại mà ông A Thù lại cho con của em gái cha tôi?
Ngài A Nan nghe xong liền tức tốc đến chỗ Ngài A Thù và dồn dập hỏi Ngài A Thù rằng:
– Tạo sao… tại sao ? Như vậy Ngài chẳng phải Sa Môn, không phải Thích chủng tử…
Ngài A Thù bình tỉnh trả lời:
– Tôi là Thích chủng tử, tôi theo đúng kinh luật để quyết định việc đó.
Ngài A Nan giận quá hỏi vặn:
– Kinh luật nào dạy như vậy?…
Khi đó các Trưởng lão Tỳ kheo đều công nhận Ngài A Thù là phải.
Ngài A Nan và Ngài A Thù bất đồng ý kiến với nhau, không hòa hợp với nhau phải trải qua một thời gian khá lâu nên trong trú xứ của hai Ngài ở không có Bố Tát, Tự Tứ được.
Vấn đề ấy được đồn khắp các nơi, tất cả mười phương thiện tín đều khổ tâm và đau buồn nhất là các thiện nam tín nữ trong dòng họ Thích.
Hãy đăng ký thành viên tại đây để có thể bình luận & đóng góp nội dung bạn nhé.